Tự cơ thể “đánh lại” miễn dịch
Hội chứng giải phóng Cytokine – hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân Covid-19 có thể gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.
Tại Việt Nam, đa số các bệnh nhân mắc Covid-19 đều ở thể nhẹ. Trường hợp bệnh nhân nặng nhất đó là BN91. Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM.
Trong suốt những ngày qua, bệnh viện này cũng thường xuyên cập nhật tình hình và xin ý kiến hội đồng chuyên môn cấp quốc gia để thống nhất hướng điều trị cho bệnh nhân số 91 này.
Hiện nay, theo ý kiến hội chẩn của Hội đồng chuyên môn cấp quốc gia, ngoài các can thiệp hồi sức hô hấp tuần hoàn chuyên sâu như trên, công tác điều trị tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân này đang tập trung điều trị theo hướng hội chứng HIT (Heparin-induced thrombocytopenia).
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh ghi nhận trong quá trình điều trị, BN91 có phản ứng miễn dịch rất mạnh, sốt cao liên tục từ khi nhập viện. Bác sĩ cũng phải hỗ trợ tăng dần, từ biện pháp hô hấp bằng cách thở oxy qua mũi, sau đó chuyển sang thở oxy qua mặt nạ, thở máy xâm lấn và hiện phải can thiệp ECMO.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh , quá trình bệnh nhân chuyển biến nặng có thể phụ thuộc nhiều yếu tố như độc lực của virus, phản ứng của cơ thể, bất thường trong hệ thống miễn dịch.
Bình thường người khỏe mạnh khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, cơ thể tiết ra chất cytokine để ức chế virus. Tuy nhiên, một số người tiết ra quá nhiều cytokine, gây ảnh hưởng các phủ tạng.
Tuy nhiên với trường hợp của bệnh nhân số 91 này, bác sĩ Châu cho biết chưa thể lý giải được nguyên nhân cơ thể của bệnh nhân tiết ra nhiều chất Cytokine. Hiện tượng này y học gọi là Hội chứng giải phóng cytokine, hay cơn bão cytokine.
Bão cytokine là gì?
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai hội chứng giải phóng cytokine, còn gọi là cơn bão cytokine là tình trạng giải phóng ồ ạt, quá mức các chất trung gian gây viêm có nguồn gốc từ các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch (các cytokine).
Khi một mầm bệnh hoặc khi một kháng nguyên xâm nhập cơ thể kích thích hệ miễn dịch, đáp ứng miễn dịch sẽ sản sinh một loạt các chất trung gian thúc đẩy hình thành phản ứng viêm giúp ngăn ngừa mầm bệnh tiếp tục xâm nhập và tiêu diệt loại bỏ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog mầm bệnh.
Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.
Tuy nhiên khi kháng nguyên quá mạnh, hoặc mầm bệnh quá mới, sự giải phóng các chất trung gian gây viêm này diễn ra mạnh mẽ vượt quá mức độ chịu đựng của cơ thể, trở thành phản ứng gây hại dẫn đến rối loạn và suy sụp hoạt động chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Bác sĩ Thái cho biết trong dịch SARS năm 2003, dịch H5N1 năm 2005 đều có những báo cáo trường hợp hội chứng giải phóng cytokine liên quan các tác nhân này.
Trong dịch Covid-19 các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tình trạng nặng của người bệnh liên quan nhiều đến phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, trong đó có hội chứng giải phóng cytokine.
Trung tâm điểm của hội chứng này là chất trung gian interleukin-6 nên giả thuyết đặt ra là liệu thuốc ức chế interleukin-6 có giúp điều trị các trường hợp bệnh nặng được hay không.
Một loại thuốc bản chất là kháng thể đơn dòng ức chế thụ thể của interleukin-6 đã được dùng thử trên những người bệnh Covid-19 tại Trung Quốc cho kết quả sơ bộ rất đáng khích lệ.
Hiện nay thuốc này đã được Trung Quốc đưa vào trong Hướng dẫn chẩn đoán điều trị viêm phổi Covid-19 phiên bản mới nhất ngày 4/3/2020.
Trong hai thập kỷ qua, giới chuyên gia đã nắm bắt về chẩn đoán và điều trị các hội chứng bão cytokine. Tuy nhiên, đối với cuộc chiến chống Covid-19, các chuyên gia y tế phải thường trực cảnh giác đối với hội chứng và có sự chuẩn bị để xác định và điều trị phù hợp là rất quan trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét